Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Bức tranh quê - Ngâm thơ

Ảnh minh họa
Bấm vào đây để nghe bài thơ : "Bức tranh quê" - Trình bày NSND Hồng Thư: 

Tôi về tìm lại tôi xưa - Ngâm thơ

Ảnh minh họa
Bấm vào đây để nghe bài thơ : "Tôi về tìm lại tôi xưa" - Trình bày NSND  Thanh Hoài: 


Kịch bản phim "Bến nước đời người"








HÃNG PHIM TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
SẢN XUẤT NĂM 2001
BẠN ĐỌC THÂN MẾN!

TÔI LÀ TÁC GIẢ CỦA 1O BỘ PHIM TRUYỀN HÌNH DÀI TÂP ĐÃ ĐƯỢC TRÌNH CHIẾU TRÊN CÁC KÊNH TRUYỀN HÌNH.TÔI TỰ HỌC VIẾT KỊCH BAN BẰNG CÁCH MƯỢN KỊCH BẢN CỦA CÁC TÁC GIẢ CÓ PHIM MÀ TÔI THÍCH VỀ ĐỌC RỒI HỌC CÁCH VIẾT CỦA HỌ.XIN GỬI TỚI CÁC BẠN YÊU THÍCH SÁNG TÁC MỘT TRONG 10 KỊCH BẢN CỦA TÔI .HY VỌNG CŨNG SẼ TRỞ THÀNH NHÀ BIÊN KỊCH TỰ HỌC NHƯ TÔI,VÀ SAU NÀY SẼ HỢP TÁC VỚI TÔI TRONG LĨNH VỰC SÁNG TÁC

TRÂN TRỌNG!

NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN HẢI

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Mong đợi "Những đứa con biệt động Sài Gòn"

Những năm 80 của thế kỷ trước, ngay khi công chiếu, bộ phim truyện nhựa "Biệt động Sài Gòn" đã gây được tiếng vang lớn, tạo nên cơn sốt trên cả nước.

Gần 30 năm sau, phát huy truyền thống dũng cảm, bất khuất của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn năm nào, bộ phim về thế hệ con cháu của những người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đã được thực hiện. Họ là những người chiến sĩ công an, đấu tranh trên mặt trận giữ gìn và bảo vệ an ninh, trật tự xã hội trong đời sống hàng ngày.
 
"Những đứa con biệt động Sài Gòn" là bộ phim được khán giả trông đợi. Người đạo diễn tài ba của bộ phim "Biệt động Sài Gòn" gần 30 năm trước một lần nữa lại đồng hành cùng bộ phim này.  
 
Chỉ đạo nghệ thuật, đạo diễn Long Vân cho biết: "Từ trước đến nay, tôi chuyên môn chỉ làm phim nhựa. Nhưng tôi suy nghĩ lại muốn làm phim video bởi tôi thấy rằng phim video tương lai sẽ phát triển. Đây là thể loại phim có tính chất quần chúng nhất trong các thể loại".
 
Tổ chức sản xuất Nguyễn Thanh Tùng nói: "Để thực hiện được bộ phim này cần có sự đầu tư kinh phí khá lớn. Có những đại cảnh cần đến hàng trăm chiến sĩ công an, rồi xe đặc chủng, súng, còng".
 
Diễn viên Trúc Phượng (vai Thủy kiếm) cho biết: "Có những đại cảnh rất lớn, minh là diễn viên còn cảm thấy bất ngờ. Với cảnh Phượng bị bắn, Phượng thấy hốt hoảng và khóc là khóc thật. Tự nhiên nước mắt cứ tuôn trào ra".
 
Những đứa con biệt động Sài Gòn ( 39 tập)
 
Đạo diễn: Minh Quang - Khương Đức Thuận
 
Tác giả kịch bản: Đại tá, nhà văn Nguyễn Xuân Hải
 
Cố vấn nghiệp vụ: Trung tướng, nhà văn Hữu Ước
Phó Tổng cục trưởng tổng cục xây dựng lực lượng CAND
 
Công ty CP phim Long Vân 
Thành công của một bộ phim, còn phải kể đến sự góp sức rất lớn của những người luôn đứng sau ống kính. Đạo diễn Minh Quang chia sẻ: "Bộ phim được sự ủng hộ rất lớn của bộ phận hậu kỳ: âm thanh, âm nhạc rồi lồng tiếng". 
 
Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết nhạc cho phim nói: "Đây là một phim hình sự hiện đại. Phim này gây cho tôi một ấn tượng lớn. Tôi rất ngạc nhiên, những giai điệu mới, những ca khúc rất trẻ này lại bắt nhịp rất nhanh, rất hợp với phim". 
 
Đạo diễn lồng tiếng Phước Trang nói: "Riêng bộ phim này, tôi đã phải tập trung gần 100 diễn viên lồng tiếng lớn nhỏ. Tôi cho rằng đây là 1 khó khăn trong nghề lồng tiếng".
 
Bên cạnh đó, những nhà làm phim đã thành công, rất thành công trong việc lựa chọn diễn viên phù hợp với nhân vật. 
 
Đạo diễn NSƯT Thượng tá Khương Đức Thuận cho biết: "Về khâu tuyển chọn diễn viên, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến các nghệ sỹ vào vai công an, nam cũng như nữ. Từ điều lệnh, tác phong, tóc tai chúng tôi phải hết sức uốn nắn, chỉ bảo các đồng chí hiểu tường tận, hiểu rõ về điều lệnh tác phong và đặc biệt hay là những màn võ thuật".
 
Kịch bản hấp dẫn bởi tính chân thực với những đại cảnh hoành tráng, ấn tượng. Một sự đầu tư kinh phí thích đáng Với một êkíp làm phim chuyên nghiệp, tâm huyết... Tất cả đã làm nên thành công cho bộ phim. 
 
Đại tá, nhà văn Nguyễn Xuân Hải, tác giả kịch bản nói: "Trong phim có cảnh một người cha vốn là một biệt động Sài Gòn lừng lẫy năm xưa, trước khi trút hơi thở cuối cùng đã dặn lại người con là chiến sĩ công an trong mặt trận đấu tranh chống tội phạm rằng: Thế hệ ba má đã hoàn thành nhiệm vụ giải phóng đất nước này. Bây giờ, ba má trao đất nước này lại cho các con. Các con phải cố mà giữ lấy. Đó cũng chính là thông điệp mà tôi muốn gửi gắm trong bộ phim này".
 
Bộ phim "Những đứa con biệt động Sài Gòn" khắc họa rõ nét hình tượng người chiến sĩ công an nhân dân trong thời bình, khẳng định sự tiếp nối truyền thống của lực lượng công an trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước trước đây và trong việc gìn giữ, xây dựng đất nước hiện nay.
 
39 tập bộ phim Những đứa con biệt động Sài Gòn sẽ được phát sóng trên kênh VTV1 vào 20h5 thứ 2, 3, 4, bắt đầu từ ngày 5/9. Mời quý vị và các bạn đón xem! 


Tác giả : Minh Anh - Mai Phương

Bộ phim "Những đứa con Biệt động Sài Gòn" - Khúc tráng ca của thế hệ chiến sĩ công an trẻ



(CATP) Khán giả trung thành với điện ảnh Việt Nam còn nhớ những năm thập niên 1980 bộ phim Biệt động Sài Gòn từng làm chấn động dư luận với những nhân vật như ni cô Huyền Trang, Tư Chung, Ngọc Mai... Đạo diễn Long Vân, người từng thực hiện phim Biệt động Sài Gòn, nay đã ngoài 70 tuổi lại tiếp tục thực hiện bộ phim truyền hình trên trăm tập mang tên Những đứa con Biệt động Sài Gòn (KB: Đại tá công an, nhà văn Nguyễn Xuân Hải). Phần đầu của bộ phim đã hoàn tất vừa được trình chiếu trên sóng truyền hình Vĩnh Long và đang phát trên sóng truyền hình Bình Dương. Dự kiến sắp tới Những đứa con Biệt động Sài Gòn sẽ được công chiếu trên truyền hình Công an nhân dân. 

Phim “Chiến hạm nổ tung”: Ghi tạc chiến công tổ điệp báo A13 và anh hùng Nguyễn Thị Lợi

Cảnh trong phim Chiến hạm nổ tung
Ngay sau khi bộ phim "Những đứa con biệt động Sài Gòn” kết thúc, phim "Chiến hạm nổ tung” của nhà biên kịch, nhà văn Nguyễn Xuân Hải chuyển thể từ tiểu thuyết "Câu lạc bộ chính khách” của nhà văn Lê Tri Kỷ sẽ tiếp tục được phát sóng. 27 tập phim do TFS sản xuất ca ngợi chiến công của tổ điệp báo A13 và sự hy sinh quả cảm của anh hùng Nguyễn Thị Lợi. 

Truyện ngắn "Tiếng khóc của con sáo" - Nguyễn Xuân Hải

Ảnh minh họa
Cũng chỉ 2 năm mắc nghiện, hắn đã biến ngôi nhà hạnh phúc ngày nào giờ thành cái địa ngục. Hai đứa con đẹp như tranh giờ đây trông không khác những đứa trẻ ăn mày. Thằng anh 9 tuổi mà chưa được cắp sách đến trường. Thằng em 6 tuổi rồi mà teo tóp, ngơ ngác như đứa trẻ lên bốn, lên năm… 

Lan man với “Tình yêu vạn dặm”

Bìa tập truyện ngắn


Đại tá Nguyễn Xuân Hải là nhà báo đã hơn hai chục năm công tác ở Báo Công an nhân dân. Ngoài viết báo và làm cán bộ quản lý, anh còn là một nhà thơ chuyên nghiệp-Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam-đã có 4 tập thơ riêng: "Ngỡ như một khúc dân ca", "Chuông chùa gõ một tiếng không", "Bỗng thương đàn sếu bay ngang"  và "Người về tìm lá bể dâu". Âm hưởng trong thơ anh là âm hưởng dân gian mượt mà sâu lắng của thi ca đồng bằng Bắc Bộ. Với một cựu sinh viên Khoa Sử, đi bộ đội biên phòng hơn chục năm rồi về Hà Nội làm thơ, làm báo, viết kịch bản phim… ngỡ như chừng đó cũng đủ để bạn bè và công chúng ngạc nhiên, mến phục. Đầu Xuân Canh Dần vừa qua, với sự ra mắt của tập truyện ngắn "Tình yêu vạn dặm" (NXB Hội Nhà văn), một lần nữa anh lại gây không ít ngạc nhiên cho bạn bè và công chúng.

Chợ tàn

Ảnh minh họa

Chợ tàn còn mấy gánh bèo
Còn người mua bán cái nghèo với nhau
Bóng chiều đã úa từ lâu
Tôi mua về cả gánh sầu mang đi.

Lời ru xa xứ

Ảnh minh họa


(Tặng người mẹ trẻ Việt Nam đang sống ở đất Nga)
Ở đây không một bóng tre
Trời buông nắng những trưa hè bạch dương
Rừng gối phố, cây rợp đường
Chập chờn tiếng quạ kêu sương lạc bầy

Ở đây vắng cánh cò gầy
Đêm không đủ lắng cho đầy lời ru
Mẹ neo lòng phía sông Chu
Nao nao khúc “ Gió mùa thu quê nhà...”

Ở đây trống một gốc đa
Đò xưa, bến cũ nhập nhoà trong mơ
Bạch dương trắng một niềm mơ
Lời ru đẫm nỗi bơ vơ xứ người 

Nước Nga, một đêm hè
Nguyễn Xuân Hải

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

Đời người một bến trần gian


Ảnh minh họa

Biển vẫn biếc như muôn đời đã biếc
Trời vẫn lam như muôn thủa từng lam
Đời người một bến trần gian
Ghé chốc lát đã sắp tàn trăm năm....
 Rằm tháng giêng – Nhâm thin 2012

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Vài nét về nhà thơ Nguyễn Xuân Hải

Nguyễn Xuân Hải
Nguyễn Xuân Hải
Quê An Trì, Thanh Lương, Vĩnh Bảo, Hải Phòng
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam
Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam
Điện thoại: 0903.437.273
Email: hai_anthanh@yahoo.com.vn


Tác Phẩm
* Thơ văn xuôi
  • Ngỡ như một khúc dân ca, tập thơ, NXB Công an nhân dân, 2000.
  • Chuông chùa gõ một tiếng không, tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 2002.
  • Bỗng thương đàn sếu bay ngang, tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 2004.
  • Người về tìm lá bể dâu, tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 2009.
  • Bức điện của người đã chết, tập truyện, NXB Lao động, 1988.
  • Dấu ấn một thời, tập bút ký, ghi chép, NXB Công an nhân dân, 2004.
  • Tình yêu vạn dặm, tập truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn, 2009

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Nhà văn Nguyễn Xuân Hải: Tôi muốn tri ân một sự tích anh hùng

Nhà văn Nguyễn Xuân Hải (bên phải) và diễn viên Xuân Trường. 

Kịch bản là đứa con tinh thần của mình. Khi viết, tôi đã hình dung trong đầu nhân vật ấy như thế nào, tính cách ra sao. Khi đạo diễn đọc kịch bản, họ cũng sẽ có những hình dung về các nhân vật trong phim. Tôi muốn góp một tiếng nói để nhân vật lên phim đúng với ý đồ trong kịch bản. Tôi nghĩ, đó là một cách làm khoa học và đỡ tốn kém cho nhà sản xuất...

Phim "Những đứa con biệt động Sài Gòn": Chuyện bây giờ mới kể


Vẫn biết, thước đo tình cảm của khán giả đối với mỗi bộ phim là khá trừu tượng, nhưng chỉ trong vòng 9 tháng từ sau ngày sản xuất (3/2011), bộ phim "Những đứa con biệt động Sài Gòn" đã liên tục gây xôn xao dư luận và tới nay đã có các đài truyền hình: Vĩnh Long, Bình Dương, Đà Nẵng nối tiếp nhau mua để phát sóng, mới nhất là VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam chọn chiếu vào giờ vàng...; một phần đã nói lên hiệu quả xã hội của nó.

Là tác giả kịch bản, khi ngồi nghĩ lại, nhà văn Nguyễn Xuân Hải thấy chuyện làm phim "Những đứa con biệt động Sài Gòn" còn có nhiều điều để kể "hầu" bạn đọc...
Khi Trung tướng - nhà văn ra tay hỗ trợ…

Nguyễn Xuân Hải - Người đi tìm hồn xưa...

Nhà thơ Nguyễn Xuân Hải
“Người về tìm lá bể dâu” của nhà thơ Nguyễn Xuân Hải là hành trình ngược chiều thời gian, không gian tìm về quá khứ. Tập thơ mang tâm thức hoài cổ chứa đựng nhiều suy tư, ẩn ức. Với một nhà thơ từng trải thì trong trường hợp này, chọn cung trầm cho thơ là thích hợp nhất để trải lòng. Đây thực sự là một thử thách đối với nhà thơ. Bởi, tâm thức trở về hàm chứa khát vọng khám phá, khai quật những giá trị cũ đã bị che phủ, khuất lấp sau những bể dâu của lịch sử và đời người. Lại nữa, hình như bây giờ người ta đang mải ngóng về phía những tiếng thơ tân kỳ, ra sức chiếm lĩnh những chân trời không có thật, vô tình bỏ quên tiếng nói nặng sâu ân nghĩa với cội nguồn. Song, thơ vốn không thiên vị. Dù ồn ào, gào thét hay lặng lẽ, tâm tình, thơ nào chạm tới cõi thẳm của hồn người, thơ ấy được bảo tồn sự sống. “Người về tìm lá bể dâu”  khơi dậy những vùng ký ức lịch sử, văn hóa ngàn đời của dân tộc, những mạch ngầm đã và đang âm thầm chảy trong mỗi cơ thể người Việt Nam.

Truyện ngắn "Người trong tranh"

Ảnh Minh Họa

          Chị từ phòng trong bước ra. Chỉ một tấm voan mỏng che hờ trên tấm thân trần. Rồi tấm voan mỏng ấy rơi nhẹ xuống sàn nhà. Như làn gió thoảng. Theo hướng tay anh chỉ, chị bước đến chiếc giường đã trải ga trắng. Trước mặt chị là chiếc giá vẽ và khung tranh đã căng toan. Anh nhìn vào mắt của chị. Khá lâu. Chị bối rối. Anh cảm nhận được điều đó. Ánh mắt của anh tiếp tục lướt nhẹ trên người chị. Chị cảm thấy từ ánh mắt ấy có hơi ấm lan toả trên da thịt mình. Chị khẽ run lên...

Ngõ hẹp

Ảnh minh họa

Ngõ hẹp
Như một cây đàn cũ
Phím gạch mấp mô
Lóc cóc móng trâu gầy
Kẽo kẹt đôi vai
Nặng niềm vui bội thu
Nhẹ nỗi buồn thất bát
Râm ran chân bước
Thăng trầm họ mạc
Mỗi một cuộc đời
Một nét nhạc
Hồn quê

Con xin mượn tiếng chuông chùa

Ảnh minh họa
Mỗi lần trời gọi heo may

Nắng thu ngọt lá vàng bay kín đường

Con tìm một chút khói hương

Nhớ thương thắp vọng về phương cha nằm

Mất cha, trăng khuyết đêm rằm

Một tay mẹ, những nhọc nhằn ngày chiêm

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

Hình như

Mẹ nhà thơ Nguyễn Xuân Hải

Viết thay lời mẹ

Hình như trời đã sang thu
Hình như lúa đã hát ru đòng đòng
Hình như người đã vãn đồng
Mẹ ngồi tựa cửa chạnh lòng nhớ quê
Đã mười bận gió may về

Tôi về tìm lại tôi xưa


Ảnh minh họa

                Viết cho mình

Tôi về tìm lại tôi xưa
Gặp ngày chớm hạ gió mưa đầy trời
Có cậu bé ướt tả tơi
Đuổi đàn châu chấu bên gồi lúa chiêm

Gặp lửng lơ mảnh trăng liềm
Tỏ mờ trang vở giữa miền cỏ hương
Và cậu bé hỏi bờ sương
Từ lưng trâu đến giảng đường bao xa